-
Số lượng video
- Danh mục
- THÔNG TIN TỔNG QUÁT
- Tên môn học:
+ Tiếng Việt: Triết học Mác - Lênin
+ Tiếng Anh: Marxist - Leninist Philosophy
- Mã số môn học:
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
☒ Kiến thức cơ bản ☐ Kiến thức chuyên ngành ☐ Môn học chuyên về kỹ năng chung |
☐ Kiến thức cơ sở ngành ☐ Kiến thức khác ☐ Môn học đồ án/luận văn tốt nghiệp |
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 45 tiết
+ Thực hành: Không
- Môn học tiên quyết/Môn học trước: Không
- Môn học song hành: Không
- MÔ TẢ MÔN HỌC
- Vị trí của môn học trong chương trình đào tạo:
Triết học Mác-Lênin thuộc khối kiến thức đại cương, là môn học bắt buộc và cũng là môn học đầu tiên của hệ thống các môn khoa học Mác - Lênin được giảng dạy cho sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước nói chung và trong các trường thành viên thuộc Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
- Mục đích của môn học:
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của triết học Mác-Lênin.
+ Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, giúp sinh viên hiểu cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Giúp sinh viên bước đầu biết vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác-Lênin để nhận thức, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
- Nội dung chính của môn học:
+ Khái luận về triết học và triết học Mác - Lênin.
+ Những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Giáo trình:
Bộ giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất 2021.
- Tài liệu khác (Đọc theo hướng dẫn của giảng viên):
[1] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lịch sử Triết học (Giáo trình dùng cho các trường đại học và cao đẳng), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất, 1999.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất, 2002.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản lần thứ 10, 2017.
[5] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 – 2004.
[6] V.I.Lênin: Toàn tập, Ncb. Tiến bộ, Matxcơva, 1974 -1979.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
[8] Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
[9] Calaro R.Ceniza & Romualdo E.Bulad: Nhập môn Triết học, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 // Đọc: Chương 1: Phần Dẫn nhập và các bài 1.1 – 1.2. – 1.4. – 1.5. – 1.6.).
[10] Karl Jasper: Triết học nhập môn, Nxb. Thuận Hóa, Tp. Huế, 2004 // Đọc: - Chương I: Triết lý là gì ? - Chương II: Mấy nguồn suối phát sinh ra triết lý.
[11] Đại học Quốc gia Lômônôxốp - Chủ biên: E.E.Nexmyanov: Triết học – Hỏi và đáp, Nxb. Đà Nẵng, 2002 // Đọc: Chương 1: Triết học – Vai trò của nó trong đời sống của con người và xã hội.
[12] Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin – Đại học Nhân dân Trung Quốc: Lịch sử chủ nghĩa Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 // Đọc: Tập 1: Sự hình thành và cơ sở chủ nghĩa Mác.
[13] Stephen Hawking: Lược sử thời gian, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Cao Chi và Phạm Văn Thiều dịch, 2000.
[14] Jenny Teichman & Katherine C.Evans: Philosophy: A Beginner’s Guide, Black well, Oxford UK & Cambridge USA, 1995. // R: Introduction: What is Philosophy?
[15] Edited by Nigel Warburton: Philosophy: Basic Readings, Routledge, London, 1999 // R: Introduction: What is Philosophy?
[16] Manuel Velasquez: Philosophy: A Text with Readings, Wadsworth Publishing Company, USA, 1999 // R: Chapter 1: The Nature of Philosophy.
[17] Rodentan chủ biên: Từ điển Triết học, Nxb. Tiến bộ, Moscow (Nxb. Sự thật dịch sang tiếng Việt), 1986.
[18] Nguyễn Hữu Vui: Lịch sử Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
[19] Viện hàn lâm khoa học Liên Xô – Viện Triết học: Lịch sử phép biện chúng (6 tập), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
[20] Viện nghiên cứu lịch sử phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin – Đại học Nhân Dân Trung Quốc: Lịch sử chủ nghĩa Mác (4 tập), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Mục tiêu (Gx) (1) |
Mô tả mục tiêu (2) |
CĐR của CTĐT (X.x.x) (3) |
TĐNL (4) |
G1 |
Cung cấp những tri thức cơ bản, hệ thống về triết học Mác - Lênin. |
||
G2 |
Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các môn học khác và nhận thức các vấn đề trong đời sống xã hội. |
||
G3 |
Nhận thức được bản chất, giá trị khoa học, cách mạng của triết học Mác - Lênin. |
(1): Ký hiệu mục tiêu của môn học.
(2): Mô tả các mục tiêu bao gồm các động từ chủ động, các chủ đề CĐR (X.x.x) và bối cảnh áp dụng tổng quát
(3), (4): Ký hiệu CĐR của CTĐT và TĐNL tương ứng được phân bổ cho môn học.
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA MÔN HỌC
(Các mục cụ thể hay CĐR của môn học và mức độ giảng dạy I, T, U)
CĐR (1) |
Mô tả CĐR (2) |
MĐGD (3) |
G1.1 |
Sinh viên giải thích được khái niệm triết học, nguồn gốc ra đời, vấn đề cơ bản của triết học; hiểu bối cảnh lịch sử, tiền đề ra đời, các giai đoạn phát triển, đối tượng nghiên cứu, chức năng, vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội. |
|
G1.2 |
Sinh viên giải thích được quan điểm của triết học Mác - Lênin về vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; về những mối liên hệ phổ biến, về các quy luật vận động, phát triển chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy. |
|
G1.3 |
Sinh viên giải thích được quan điểm của triết học Mác - Lênin về một số vấn đề cơ bản của xã hội như: cấu trúc và các quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội; những vấn đề về giai cấp, dân tộc, nhà nước, cách mạng xã hội, tồn tại xãc hội, ý thức xã hội; những vấn đề về con người, giải phóng con người. |
|
G2.1 |
Sinh viên vận dụng được quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu những quan điểm này vào quá trình học tập nói riêng, vào cuộc sống nói chung. |
|
G2.2 |
Sinh viên vận dụng được quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các mối liên hệ phổ biến, về các quy luật chi phối sự vận động và phát triển thế giới và ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu những quan điểm này vào quá trình học tập nói riêng, vào cuộc sống nói chung. |
|
G2.3 |
Sinh viên vận dụng được quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nhận thức, lý giải một số hiện tượng diễn ra trong lịch sử loài người nói chung, lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng. |
|
G3.1 |
Sinh viên xác định giá trị, tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn. |
|
G3.2 |
Sinh viên xác định được giá trị, tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn. |
(1): Ký hiệu CĐR của môn học
(2): Mô tả CĐR, bao gồm các động từ chủ động, các chủ đề CĐR ở cấp độ 4 (X.x.x.x) và bối cảnh áp dụng cụ thể.
(3): I (Introduce): Giới thiệu; T (Teach): Dạy; U (Utilize): Sử dụng
- KIỂM TRA ĐÁNH GIA MÔN HỌC
Thành phần đánh giá |
Bài đánh giá |
CĐR môn học |
Tỷ lệ % |
A1. Đánh giá quá trình (Chọn A 1.1 hoặc A.1.2) |
A1.1. Thảo luận |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
10% |
A1.2. Làm bài tập |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
10% |
|
A2. Đánh giá giữa kỳ (Chọn A 2.1 hoặc A.2.2) |
A2.1. Bài thi viết/trắc nghiệm |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
20% |
A.2.2. Thuyết trình |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
20% |
|
A3. Đánh giá cuối kỳ (Chọn A 3.1 hoặc A.3.2) |
A3.1. Bài thi viết |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
70% |
A3.2. Bài tiểu luận |
G1.1, G1.2, G1.3, G2.1; G2.2; G2.3; G3.1; G3.2 |
70% |
- DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY – HỌC TẬP
7.1. NỘI DUNG TUẦN 1:
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
DẪN NHẬP (INTRODUCTION): [Xem video số 1]. Chương 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học 1.1.1. Khái lược về triết học - Khái niệm triết học [Xem video số 2]. - Nguồn gốc của triết học [Xem video số 3]. - Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử [Xem video số 4]. - Triết học - hạt nhân của thế giới quan [Xem video số 5]. 1.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học - Nội dung vấn đề cơ bản của triết học [Xem video số 6]. - Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm [Xem video số 7, 8, 9]. - Thuyết khả tri và bất khả tri [Xem video số 10]. 1.1.3. Biện chứng và siêu hình - Khái niệm biện chứng, siêu hình [Xem video số 11, 12]. - Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử [Xem video số 13]. 1.2. Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin - Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác [Xem video số 14]. - Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành, phát triển của triết học Mác [Xem video số 15]. - Thực chất, ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph.Ăngghen thực hiện [Xem video số 16]. - Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác [Xem video số 17]. 1.2.2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác - Lênin - Khái niệm triết học Mác – Lênin [Xem video số 18]. - Đối tượng của triết học Mác – Lênin [Xem video số 19]. - Chức năng của triết học Mác – Lênin [Xem video số 20]. 1.2.3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay - Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn [Xem video số 21]. - Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ [Xem video số 22]. - Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [Xem video số 23]. |
G1.1 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng. - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV hướng dẫn sinh viên xem các video theo mô hình Flipp Classroom (FC) của ĐHQG-HCM. - GV giao bài tập về nhà. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem video dẫn nhập và video bài giảng chương 1 theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. - SV đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung chương 1. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong chương 1. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi thắc mắc về các vấn đề của chương 1. |
A1 |
7.2. NỘI DUNG TUẦN 2:
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 2.1. Vật chất và ý thức 2.1.1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất - Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất [Xem video số 24]. - Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất [Xem video số 25]. - Quan niệm của Triết học Mác - Lênin về vật chất: + Định nghĩa vật chất [Xem video số 26]. + Các hình thức tồn tại của vật chất [Xem video số 27]. + Tính thống nhất vật chất của thế giới [Xem video số 28]. 2.1.2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức - Nguồn gốc của ý thức [Xem video số 29]. - Bản chất của ý thức [Xem video số 30]. - Kết cấu của ý thức [Xem video số 30]. 2.1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình [Xem video số 31]. - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng [Xem video số 31]. |
G1.2 G2.1 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. - GV hướng dẫn sinh viên xem các video theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem các video bài giảng mục 2.1 của chương 2 theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. - SV đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 2.1 của chương 2. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong mục 2.1 của chương 2. - SV làm bài tập về nhà. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi về các vấn đề của 2.1 trong chương 2. |
A1 |
7.3. NỘI DUNG 3, TUẦN 3:
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG (Tiếp theo). 2.2. Phép biện chứng duy vật 2.2.1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật - Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan [Xem video số 32, 33]. - Khái niệm phép biện chứng duy vật [Xem video số 32, 33]. 2.2.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật - Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật [Xem video số 34, 35]. - Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật [Xem video số 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42]. - Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật [Xem video số 43, 44, 45, 46]. |
G1.2 G2.2 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV; hướng dẫn SV xem các video theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. - GV giao bài tập về nhà - GV hướng dẫn SV chuẩn bị thi giữa kỳ vào tuần thứ 4. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem các video bài giảng mục 2.2 của chương 2 theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. - SV đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 2.2 của chương 2. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 2.2 của chương 2. - SV làm bài tập về nhà * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi về các vấn đề của 2.1 trong chương 2. |
A1 |
7.4. NỘI DUNG TUẦN 4
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG (Tiếp theo) 2.3. Lý luận nhận thức 2.3.1. Quan điểm về nhân thức trong lịch sử triết học; các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng; nguồn gốc, bản chất của nhận thức [Xem video số 47, 48]. 2.3.2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức [Xem video số 49, 50]. 2.3.3. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức [Xem video số 51]. 2.3.4. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý [Xem video số 52].
|
G1.2 G2.2 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV; hướng dẫn SV xem các video theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem các video bài giảng mục 2.3 của chương 2 theo mô hình FC của ĐHQG-HCM. - SV đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 2.3 của chương 2. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 2.3 của chương 2. - SV làm bài tập về nhà * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 2.3 trong chương 2. |
A1 |
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ |
G1.1 G1.2 G1.3 G2.2 G2.2 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động trên lớp: - Tổ chức thi, đánh giá giữa kỳ * Hoạt động ở nhà: - SV ôn tập, chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ theo hướng dẫn. |
A2 |
7.5. NỘI DUNG TUẦN 5
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Tổng quan về CNDVLS [Xem video số 53]. 3.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội [Từ video 54 đến video 64]. 3.1.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội [Xem video số 54]. 3.1.2. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội [Xem video số 55]. 3.1.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Phương thức sản xuất [Xem video số 56]. - Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [Xem video số 57, 58, 59, 60]. 3.1.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội [Xem video số 61, 62, 63]. 3.1.4. Tóm tắt học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, giá trị và ý nghiaqx của học thuyết hình thái inh tế xã hội [Xem video số 64, 65]. |
G1.3 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem video bài giảng; đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 3.1 của chương 3. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 3.1 của chương 3. - SV làm bài tập về nhà. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 3.1 trong chương 3. |
A1 |
7.6. NỘI DUNG TUẦN 6
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Tiếp theo) 3.2. Giai cấp và dân tộc 3.2.1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp - Giai cấp: Khái niệm, đặc trưng, nguồn gốc, kết cấu xã hội – giai cấp [Xem video số 66, 67, 68]. - Đấu tranh giai cấp [Xem video số 69, 70.] - Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản khi chưa có chính quyền và trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội [Xem video số 71, 72]. - Đặc điểm của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [Xem video số 73]. 3.2.2. Dân tộc - Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc [Xem video số 74]. - Dân tộc - hình thức cộng đồng người phổ biến hiện nay [Xem video số 75]. 3.2.3. Mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại - Quan hệ giai cấp - dân tộc; giai cấp - dân tộc với nhân loại [Xem video số 76]. |
G1.3 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem video bài giảng, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 3.2 của chương 3. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 3.2 của chương 3. - SV làm bài tập về nhà. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 3.2 trong chương 3. |
A1 |
7.7. NỘI DUNG TUẦN 7
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Tiếp theo) 3.3. Nhà nước và cách mạng 3.3.1. Nhà nước - Nguồn gốc và bản chất của nhà nước [Xem video số 77]. - Đặc trưng cơ bản của nhà nước [Xem video số 78]. - Chức năng cơ bản của nhà nước [Xem video số 79] - Các kiểu và hình thức nhà nước [Xem video số 80, 81]. 3.2.2. Cách mạng xã hội - Khái niệm và nguồn gốc của cách mạng xã hội [Xem video số 82]. - Bản chất của cách mạng xã hội [Xem video số 83]. - Tính chất, lực lượng, đối tượng, giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội [Xem video số 84]. - Điều kiện khách quan, tình thế cách mạng, nhân tố chủ quan và thời cơ cách mạng của cách mạng xã hội [Xem video số 85]. - Phương pháp cách mạng [Xem video số 86]. - Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay [Xem video số 87]. |
G1.3 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. * Hoạt động học ở nhà: - SV đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 3.3 của chương 3. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 3.3 của chương 3. - SV làm bài tập về nhà. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 3.3 trong chương 3. |
A1 |
7.8. NỘI DUNG TUẦN 8
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Tiếp theo) 3.4. Ý thức xã hội 3.4.1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội [Xem video số 88]. 3.4.2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội - Khái niệm ý thức xã hội và ý thức cá nhân [Xem video số 89]. - Kết cấu ý thức xã hội [Xem video số 90]. - Tính giai cấp của ý thức xã hội [Xem video số 91]. - Một số hình thái ý thức xã hội [Xem video số 92]. - Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội [Xem video số 93, 94]. |
G1.3 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem Video bài giảng, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 3.4 của chương 3. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 3.4 của chương 3. - SV làm bài tập về nhà * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 3.4 trong chương 3. |
A1 |
7.9. NỘI DUNG TUẦN 9
Nội dung |
CĐR môn học |
Hoạt động dạy và học |
Bài đánh giá |
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Tiếp theo) 3.5. Triết học về con người 3.5.1. Khái niệm con người và bản chất con người [Xem video số 95, 96]. 3.5.2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người [Xem video số 97, 98]. 3.5.3. Quan hệ cá nhân và xã hội; vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử [Xem video số 99]. 3.5.4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam [Xem video số 100]. |
G1.3 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV thuyết giảng - GV giải đáp thắc mắc của SV - GV đặt vấn đề, tình huống, câu hỏi và tổ chức cho SV thảo luận, v.v.. - GV kiểm tra việc học, làm bài tập ở nhà của SV. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem Video bài giảng, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung 3.5 của chương 3. - SV ghi chú các vấn đề cần trao đổi, giải đáp thắc mắc trong nội dung 3.5 của chương 3. - SV làm bài tập về nhà. * Hoạt động học trên lớp: - SV nghe giảng và tham gia phát biểu ý kiến. - SV làm bài tập, thảo luận nhóm. - SV đặt câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề của 3.5 trong chương 3. |
A1 |
ÔN TẬP, TỔNG KẾT MÔN HỌC |
G1.1 G1.2 G1.3 G2.1 G2.2 G2.3 G3.1 G3.2 |
* Hoạt động dạy trên lớp: - GV tổng kết môn học - GV ôn tập và hướng dẫn các nội dung kiểm tra cuối kỳ - Giải đáp thắc mắc cho sinh viên. * Hoạt động học ở nhà: - SV xem lại video bài giảng, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung tổng kết, ôn tập. - SV xem lại các video bài giảng liên quan đến nội dung ôn tập. - SV theo dõi và thực hiện kế hoạch tổ chức thi của Nhà trường. |
A3 |
- QUY ĐỊNH CỦA MÔN HỌC
8.1. Quy định về nhiệm vụ của sinh viên
- Sinh viên tham gia lớp học đúng giờ quy định.
- Tham dự học online 30% số tiết (13,5 tiết) nếu có.
- Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp (25,5 tiết/36 tiết nếu dạy online, hoặc 36 tiết/45 tiết nếu dạy trực tiếp).
- Đọc giáo trình, tài liệu trước khi vào lớp.
- Xem video bài giảng theo mô hình FC của ĐHQG - HCM.
- Tham gia cùng nhóm làm các bài tập.
- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học.
- Tuyệt đối không được vắng trong buổi trình bày thuyết trình của nhóm.
- Hoàn thành bài tập nhóm và bài tập cá nhân đúng thời hạn quy định.
- Sử dụng công nghệ/phần mềm cho các bài thuyết trình và quá trình học tập.
8.2. Quy định về thi cử, học vụ
- Sinh viên thực hiện theo quy định chung hiện hành của Nhà trường.
- Cấm thi đối với sinh viên không tham dự đủ tối thiểu 80% thời gian lên lớp, không thực hiện đủ các yêu cầu về bài tập cá nhân và bài tập nhóm.
- Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ.
- Trường hợp đạo văn hoặc không trích dẫn nguồn sẽ bị hủy kết quả bài tập/dự án/bài thi đó.
8.3. Quy định về lịch tiếp sinh viên ngoài giờ và liên hệ trợ giảng
- Sinh viên liên hệ theo thông tin của giảng viên cung cấp.
- Sinh viên liên hệ qua email để được hỗ trợ các nội dung liên quan đến học phần.
- Sinh viên liên hệ văn phòng khoa để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học vụ.
- PHỤ TRÁCH MÔN HỌC
Tổ công tác biên soạn bài giảng trực tuyến môn Triết học Mác-Lênin dùng chung trong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1525 ngày 03/12/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Phường Linh Trung – Tp. Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.
Thư ký: - Nguyễn Thị Lan Hương. Tel: 0907.555.489.
- Lại Hải Âu. Tel: 0397.840.029.
Nội dung học phần
GIỚI THIỆU KHÓA HỌC | ||
Tổng quan khóa học | Xem | |
Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN | ||
1. Introduction - Giới thiệu | Xem | |
Video 2 - Khái niệm triết học | Xem | |
Video 3 - Nguồn gốc của triết học | Xem | |
Video 4 - Đối tượng của triết học trong lịch sử | Xem | |
Video 5 - Triết học - Hạt nhân lý luận của thế giới quan | Xem | |
Video 6 - Vấn đề cơ bản của triết học | Xem | |
Video 7 - Hai trường phái lớn của triết học - Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm | Xem | |
Video 8 - Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật | Xem | |
Video 9 - Hai phái của chủ nghiaxc duy tâm | Xem | |
Video 10 - Những quan điểm cơ bản về khả năng nhận thức của con người | Xem | |
Video 11 - Khái niệm siêu hình và phương pháp siêu hình | Xem | |
Video 12 - Khái niệm BIện chứng, Phương pháp biện chứng, Phép biện chứng | Xem | |
Video 13 - Những hình thức lịch sử của phép biện chứng | Xem | |
Video 14 - Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác | Xem | |
Video 15 - Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác | Xem | |
Video 16 - Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện | Xem | |
VIdeo 17 - Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác | Xem | |
Video 18 - Khái niệm Triết học Mác-Lênin | Xem | |
Video 19 - Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác-Lênin | Xem | |
Video 20 - Chức năng của triết học Mác-Lênin | Xem | |
Video 21 - Triết học Mác-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn | Xem | |
Video 22 - TH MLN là thế giới quan, PPLKH và CM để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc CMKH và CN hiện đại PTMM | Xem | |
Video 23 - TH MLN là CSLLKH của công cuộc xây dựng CNXH trên TG và sự nghiệp đối mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam | Xem | |
Chương 2 CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG | ||
Video 24 - Quan điểm trước Mác về vật chất | Xem | |
Video 25 - Cuộc CM trong KHTN cuối XIX đầu XX | Xem | |
Video 26 - Quan điểm của TH Mác - Lênin về vật chất | Xem | |
Video 27 - Phương thức tồn tại của vật chất | Xem | |
Video 28 - Tính thống nhất vật chất của thế giới | Xem | |
Video 29 - Nguồn gốc của ý thức | Xem | |
Video 30 - Bản chất và kết cấu của ý thức | Xem | |
Video 31 - Mối quan hệ giữa vât chất và ý thức | Xem | |
Video 32 - Tổng quát về phép biện chứng duy vật | Xem | |
Video 33 - Hai loại hình biện chứng | Xem | |
Video 34 - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến | Xem | |
Video 35 - Nguyên lý về sự phát triển | Xem | |
Video 36 - Khái quát về phạm trù và phạm trù triết học | Xem | |
Video 37 - Cặp phạm trù cái riêng và cái chung | Xem | |
Video 38 - Nguyên nhân và kết quả | Xem | |
Video 39 - Tất nhiên và ngẫu nhiên | Xem | |
Video 40 - Cặp phạm trù nội dung và hình thức | Xem | |
Video 41 - Bản chất và hiện tượng | Xem | |
Video 42 - Khả năng và Hiện thực | Xem | |
Video 43 - Khái quát về quy luật | Xem | |
Video 44 - Quy luật lượng và chất | Xem | |
Video 45 - Quy luật mâu thuẫn | Xem | |
Video 46 - Quy luật phủ định của phủ định | Xem | |
Video 47 - Quan điểm về nhận thức trong lịch sử triết học | Xem | |
Video 48 - Nguyên tắc của lý luận nhận thức, bản chất của nhận thức | Xem | |
Video 49 - Thực tiễn và các hình thức của thực tiễn | Xem | |
Video 50 - Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức | Xem | |
Video 51 - Các giai đoạn của nhận thức | Xem | |
Video 52 - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý | Xem |
Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ | ||
Video 53 - Tổng quan về chủ nghĩa duy vật lịch sử | Xem | |
Video 54 - Những luận cứ cơ bản của C.Mác khi xây dựng học thuyết Hình thái kinh tế-xã hội | Xem | |
Video 55 - Khái niệm Hình thái kinh tế-xã hội và cấu trúc của Hình thái kinh tế-xã hội | Xem | |
Video 56 - Khái niệm phương thức sản xuất và cấu trúc của phương thức sản xuất | Xem | |
Video 57 - Cấu trúc của lực lượng sản xuất, vai trò của các yếu tố trong lực lượng sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất | Xem | |
Video 58 - Cấu trúc của quan hệ sản xuất, vai trò của các yếu tố trong quan hệ sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuẫt | Xem | |
Video 59 - Biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất) | Xem | |
Video 60 - Biện chứng giữa lực lượng sản xuất (mục Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất) | Xem | |
Video 61 - Khái niệm cơ sở hạ tầng và cấu trúc của cơ sở hạ tầng | Xem | |
Video 62 - Khái niệm kiến trúc thượng tầng_ cấu trúc, vai trò của các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng, tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng | Xem | |
Video 63 - Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng | Xem | |
Video 64 - Tóm tắt nội dung học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội | Xem | |
Video 65 - Giá trị khoa học của học thuyết Hình thái kinh tế-xã hội | Xem | |
Video 66 - Khái niệm giai cấp, đặc trưng của giai cấp | Xem | |
Video 67 - Nguồn gốc của giai cấp | Xem | |
Video 68 - Kết cấu xã hội - giai cấp | Xem | |
Video 69 - Khái niệm đấu tranh giai cấp, thực chất và tính tất yếu của đấu tranh giai cấp | Xem | |
Video 70 - Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp | Xem | |
Video 71 - Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản khi chưa có chính quyền | Xem | |
Video 72 - Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội | Xem | |
Video 73 - Đặc điểm của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam niện nay | Xem | |
Video 74 - Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc | Xem | |
Video 75 - Dân tộc | Xem | |
Video 76 - Mối quan hệ giữa giai cấp - dân tộc - nhân loại | Xem | |
Video 77 - Nguồn gốc và bản chất của nhà nước | Xem | |
Video 78 - Đặc trưng cơ bản của nhà nước | Xem | |
Video 79 - Chức năng cơ bản của nhà nước | Xem | |
Video 80 - Các kiểu và các hình thức nhà nước | Xem | |
Video 81 - Nhà nước vô sản | Xem | |
Video 82 - Khái niệm cách mạng xã hội. nguồn gốc của cách mạng xã hội | Xem | |
Video 83 - Bản chất của cách mạng xã hội | Xem | |
Video 84 - Tính chất, lực lượng, động lực, đối tượng, giải cấp lãnh đạo cách mạng xã hội | Xem | |
Video 85 - Điều kiện khách quan, tình thế cách mạng, nhân tố chủ quan và thơi cơ của cách mạnh xã hội | Xem | |
Video 86 - Phương pháp cách mạng | Xem | |
Video 87 - Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay | Xem | |
Video 88 - Khái niệm tồn tại xã hội, các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và vai trò của chúng trong đời sống xã hội | Xem | |
Video 89 - Khái niệm ý thức xã hội_ ý thức xã hội và ý thức cá nhân | Xem | |
Video 90 - Kết cấu của ý thức xã hội | Xem | |
Video 91 - Tính giai cấp của ý thức xã hội | Xem | |
Video 92 - Một số hình thái ý thức xã hội | Xem | |
Video 93 - Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội (Mục Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội) | Xem | |
Video 94 - Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội (Mục Tính độc lập tương đốci của ý thức xã hội) | Xem | |
Video 95 - Khái niệm con người | Xem | |
Video 96 - Bản chất của con người | Xem | |
Video 97 - Hiện tượng tha hóa con người | Xem | |
Video 98 - Vấn đề giải phóng con người | Xem | |
Video 99 - Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử | Xem | |
Video 100 - Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam | Xem |
Hồ sơ giảng viên
Vu Tinh
Giảng viên có 1 khóa học
Chưa có thông tin hồ sơ của
0888 678 028 Email tư vấn kỹ thuật:
info@vnuhcm.edu.vn